Preparations
This page will focus on what you need to prepare before you start learning English as a beginner. Always remember, English is a language, not a pack of instant noodles. You must start with the basics, then move on to the advances. Even though you want to speed up, you must always start with the basics of pronunciation and vocabulary. Don't believe me? Ask many English centers as you can to see whether I'm right or not.
Đây là trang thông tin, hướng dẫn những điều cần biết đến với các bạn với tư cách là người mới bắt đầu học tiếng Anh. Hãy luôn nhớ rằng, tiếng Anh không phải là mì ăn liền, phải học từ căn bản lên nâng cao. Dù bạn muốn đẩy nhanh tiến độ, cũng phải bắt đầu từ cái nền tảng phát âm và từ vựng trước. Không tin Gus? Hãy đi đến các trung tâm Anh ngữ và nhờ họ tư vấn xem.
A lot of my students have asked me some questions that I can't answer, such as "How can I learn 3000 words in a short time?", "I don't want to learn vocabulary, pronunciation, or anything else but Communication English. Will you teach me?",...
These questions are not only obnoxious but also insulting many great TEFL, TESL and TESOL teachers. If you are still looking for the answers of these questions, you still are not ready to learn English seriously.
Rất nhiều bạn học viên đã hỏi Gus nhiều câu hỏi mà chính Gus cũng không thể tự trả lời được, ví dụ như "Làm thế nào để em có thể học 3000 từ vựng cốt lõi trong một thời gian ngắn?", "Em không muốn học từ vựng hay phát âm gì hết, em chỉ muốn học tiếng Anh Giao tiếp thôi. Thầy dạy em được không?"
Thật lòng mà nói, những câu hỏi này không những gây khó chịu mà còn phần nào xúc phạm những người đang trong công tác giảng dạy tiếng Anh. Nếu như các bạn vẫn còn đang tìm kiếm câu trả lời cho hai câu hỏi trên, các bạn chưa sẵn sàng học tiếng Anh một cách nghiêm túc đâu.
Learning how to communicate in English requires the core vocabulary - around 3000 words (as many English centers may have told you). With this core words, you will be able to express your ideas in English. However, it's not easy to learn even a word for a beginner, it takes time. If someone as a beginner can actually learn 3000 words in about 3 months, I must say he or she is a rare talent or just an excellent learn-by-heart student.
Anyways, all of these are still parts of my personal opinion, learning English still depends on each person's purpose, so I can summarize them like this: my blog will be about "English for life", not "English for tests".
Học tiếng Anh giao tiếp đòi hỏi người học phải có vốn từ vựng cốt lõi khoảng 3000 từ (có lẽ điều này rất nhiều trung tâm Anh ngữ đã thông tin đến các bạn). Với lượng từ cốt lõi này, các bạn có thể diễn giải ý tưởng, bộc lộ cảm xúc bản thân bằng tiếng Anh. Thế nhưng, đối với một người mới bắt đầu thì học một từ thôi cũng đã phải tốn thời gian, huống hồ chi đòi học hết trong thời gian ngắn. Nếu một người mới bắt đầu học tiếng Anh nào thật sự có thể học hết 3000 từ trong vòng 3 tháng trở xuống thì Gus chỉ có thể công nhận: 1/ bạn ấy quả thật là thiên tài bẩm sinh, 2/ khả năng học thuộc của bạn ấy siêu phàm.
Nói gì đi nữa, cũng đa phần là quan điểm cá nhân, chứ khi học tiếng Anh thì mỗi người lại có mục đích khác nhau, cho nên Gus xin tóm gọn lại thế này: trang blog của Gus sẽ thiên về "tiếng Anh để đời" chứ không phải "tiếng Anh để lấy bằng"
A - PRONUNCIATION (PHÁT ÂM)
1. IPA Phonemic Chart (Bảng phiên âm quốc tế IPA)
Bảng phiên âm quốc tế IPA là nền tảng bắt đầu của bất kỳ người học tiếng Anh nào muốn cải thiện cách phát âm và khả năng tự học của mình.
Các bạn có để ý khi mấy bạn tra từ điển điện thoại TFLAT, dưới từ vựng mình đang tìm kiếm, có một loạt những ký hiệu khó hiểu bên dưới đúng không? Đó chính là những ký hiệu phiên âm, quy định cách phát âm theo chuẩn ngôn ngữ học quốc tế.
Ban đầu nhìn vào, các bạn sẽ thấy nó như ngôn ngữ người ngoài hành tinh vậy, toàn ba cái thứ ký hiệu lằng ngoằng. Nhiều bạn nhìn tới đây là thấy mệt mỏi rồi. Không sao cả, phải học thì mới biết. Hãy bắt đầu với những lý thuyết khô khan, để rồi sau này thực hành mới được, học tiếng Anh không giống như làm mỳ ăn liền, muốn phát âm chuẩn cần phải có thời gian.
Để có thể học bảng này một cách hiệu quả, các bạn cần có một người hướng dẫn có kinh nghiệm trong việc giảng dạy ngữ âm học hoặc một người có phát âm chuẩn bản ngữ, chứ giai đoạn này chưa tự học được đâu.
Đặc biệt, các bạn hạn chế tham khảo Internet hoặc Youtube. Hãy nhớ một điều thế này, trên mạng toàn cầu nói chung và mạng xã hội nói riêng, thông tin nhiều đồng nghĩa sẽ có thông tin sai, hoặc thông tin đúng nhưng lại được diễn giải theo nhiều quan điểm khác nhau.
Với tâm thế là một người bắt đầu mà lại bị dập vào mặt một lượng thông tin lớn như vậy, các bạn sẽ dễ bị rối, hoang mang, không biết bắt đầu từ đâu, với ai. Hãy bắt đầu chỉ với một "sư phụ" thôi nhé.
Tiếp xúc bảng này nhiều cho đến khi thuộc cách phát âm của từng ký hiệu, cộng với việc tra từ điển, vừa học từ vựng vừa học cách phát âm chuẩn cùng lúc. Đó mới chính là cách học tiếng Anh đúng.
Đến một lúc nào đó, khi cái bảng phiên âm này đã nằm trong đầu các bạn rồi, sẽ không cần đến người hướng dẫn phát âm nữa. Các bạn đã có thể tự bước đi trên con đường tích luỹ từ vựng rồi.
2. Accent (Giọng vùng miền)
Hẳn khi bắt đầu học phát âm, ai ai trong chúng ta cũng đều nghe qua khái niệm "Giọng Anh-Mỹ" hay "Giọng Anh-Anh" hoặc "Giọng Anh-Úc" đúng không ạ? Quả thật như vậy, khi học tiếng Anh, giọng vùng miền (Accent) là một yếu tố không thể thiếu và chúng ta cần phải biết đến sự hiện diện của nó.
Giọng vùng miền chính là hiện tượng cùng một âm quy định trong bảng IPA, nhưng tuỳ người đến từ những nơi khác nhau (khác nhau về địa lý, quốc gia,...) sẽ có cách phát âm khác nhau. Lấy tiếng Việt làm ví dụ nhé:
- Người ở khu vực phía Bắc sẽ đọc âm /v/ trong từ "Viết" như bình thường
- Người ở khu vực phía Nam sẽ đọc âm /v/ trong từ "Viết" thành âm /j/ (đọc là "dờ") => thế là từ "Viết", họ sẽ đọc là "Diếc"
Đúng vậy, cả tiếng Anh cũng thế. Lấy ví dụ từ "Water", thầy cô người Anh đọc là "quo-tờ", nhưng thầy cô người Mỹ lại đọc là "quoa-đờ".
từ "Water" đọc theo giọng Anh |
Khi học phát âm, hãy mạnh dạn hỏi người hướng dẫn mình sẽ theo giọng nào, để có thể tuỳ chỉnh và nhận thức được là mình đọc kiểu A, thầy đọc kiểu B, tuy khác nhau nhưng cả hai đều đúng, chỉ là khác giọng vùng miền thôi. Như vậy sẽ bớt hoang mang hơn chứ nhỉ?
3. Tài liệu tham khảo (References)
Hồi còn năm nhất đại học, Gus có theo học giáo trình English Pronunciation in Use của NXB trường Đại học Cambridge. Do tính chất ngành Ngôn Ngữ Anh là đã nâng cao rồi nên khi bắt đầu học môn Ngữ Âm Học (Phonetics) - học về cách phát âm, là Khoa Ngoại Ngữ đã yêu cầu học giáo trình trung cấp (Intermediate) luôn rồi. Nhưng với các bạn mới bắt đầu, cứ việc học giáo trình Elementary nhé.
Khuyến khích mua phiên bản "Self-study and Classroom use" sẽ có cả đĩa CD, bài tập kèm đáp án để phục vụ cho công tác tự học. Hơi đắt nhưng xắt ra miếng nhé.
Có vẻ như ông Jonathan Marks biên soạn cuốn Elementary không hay lắm hay sao, mà tìm kiếm thông tin trên mạng và tìm mua tại nhà sách rất khó. Trong khi cuốn Intermediate do Mark Hancock thì ngược lại (ra FAHASA tìm ra liền).
*Lưu ý: hiện dòng giáo trình này đã được tái bản lần 2 (bìa như hình trên) với hình ảnh màu và sửa khá nhiều lỗi, nên các bạn cần lưu ý và cân nhắc thật kỹ khi mua tại các hiệu sách cũ nhé.
Hồi còn năm nhất đại học, Gus có theo học giáo trình English Pronunciation in Use của NXB trường Đại học Cambridge. Do tính chất ngành Ngôn Ngữ Anh là đã nâng cao rồi nên khi bắt đầu học môn Ngữ Âm Học (Phonetics) - học về cách phát âm, là Khoa Ngoại Ngữ đã yêu cầu học giáo trình trung cấp (Intermediate) luôn rồi. Nhưng với các bạn mới bắt đầu, cứ việc học giáo trình Elementary nhé.
Khuyến khích mua phiên bản "Self-study and Classroom use" sẽ có cả đĩa CD, bài tập kèm đáp án để phục vụ cho công tác tự học. Hơi đắt nhưng xắt ra miếng nhé.
Trình độ Elementary (Sơ cấp) |
Trình độ Intermediate (Trung cấp) |
Có vẻ như ông Jonathan Marks biên soạn cuốn Elementary không hay lắm hay sao, mà tìm kiếm thông tin trên mạng và tìm mua tại nhà sách rất khó. Trong khi cuốn Intermediate do Mark Hancock thì ngược lại (ra FAHASA tìm ra liền).
*Lưu ý: hiện dòng giáo trình này đã được tái bản lần 2 (bìa như hình trên) với hình ảnh màu và sửa khá nhiều lỗi, nên các bạn cần lưu ý và cân nhắc thật kỹ khi mua tại các hiệu sách cũ nhé.
B - VOCABULARY (TỪ VỰNG)
1. Sources to improve vocabulary (Nguồn học từ vựng)
Nguồn học từ vựng không nhất thiết là phải từ sách vở hay tập ghi chép, điều quan trọng là không những chúng cung cấp một lượng từ vựng khá, chúng phải còn có thể tiếp cận với các bạn thường xuyên.
Ắt hẳn các bạn cũng nghe qua rất nhiều người có tiếng Anh khá đã chia sẻ kinh nghiệm như xem phim, nghe nhạc, chơi game. Nhưng khi các bạn thử thì lại không thành công, đúng không? Đó chính là vì các bạn xem những việc đó như một liều thuốc bổ (lúc sử dụng, lúc bỏ xó), thì đương nhiên là không thể hiệu quả. Những người kể trên, việc họ nghe nhạc tiếng Anh, xem phim tiếng Anh,... dường như diễn ra mỗi ngày, đó là một phần trong cuộc sống thường ngày của họ, phải như vậy thì mới gọi là "tiếp cận thường xuyên". Đối với họ, "mỗi ngày nghe nhạc là một niềm vui", "mỗi ngày xem phim là một niềm vui",...
Vậy, chúng ta có thể suy ra, nguồn học từ vựng tiếng Anh là vô vàn, nhưng quan trọng là chúng ta có thật sự thích nó hay không? Có thể xem nó như một phần trong cuộc sống thường ngày của chúng ta hay không? Nó có phải là "niềm vui mỗi ngày" hay không?
Ép những bạn nam mê thể thao và game phải ngồi yên đọc một bài báo tiếng Anh hay những bạn nữ mê thời trang và mỹ phẩm phải ngồi nghe một đoạn tiếng Anh tin tức chính trị thế giới thì quả thật không khác gì cực hình.
Thay vào đó, sao không học tiếng Anh từ những thứ chúng ta đam mê, thích thú? Chính bản thân Gus khi đi dạy, đối tượng học viên lớp chuyên đề (ai thích vào học thì học) rất đa dạng về tính cách và sở thích, cho nên mỗi tuần sẽ có các chủ đề khác nhau để kích thích niềm vui khi học tiếng từ vựng tiếng Anh.
Với thời đại công nghệ tiên tiến hiện nay, tiếp cận từ vựng tiếng Anh lại càng dễ dàng hơn với các kênh truyền thông đa dạng như mạng xã hội, truyền hình (TV), báo mạng, trò chơi trực tuyến, websites,...
Ví dụ thế này: những bạn nào mê ăn uống, thích thử món này món nọ, thích nấu nướng,... có thể học từ vựng tiếng Anh qua các nguồn và cách thức sau.
- Chương trình thực tế: MasterChef US (Vua Đầu Bếp Mỹ)
- Kênh truyền hình: Asian Food Channel
- Tìm kiếm các công thức nấu các món ngon nước ngoài trên Internet
- Đi ăn ở các hàng quán có thực đơn ghi tiếng Anh kế bên
- etc.
"Làm những việc bạn thích, bạn sẽ không phải làm việc suốt đời"
2. Remembering words (Nhớ từ vựng)
Học là một chuyện, nhớ lại là một chuyện khác. Rất nhiều bạn có khả năng tiếp thu từ vựng mới rất ghê gớm, có thể học 20 từ mới mỗi ngày, hiểu tường tận các nghĩa và cách sử dụng. Tuy nhiên, cũng rất nhiều bạn (có cả những bạn trên) lại quên dần và thành ra, học 20 từ, nhưng chỉ có 3-4 từ là còn đọng lại.
Vậy làm cách nào để có thể nhớ lâu? Để một từ vựng trở thành kiến thức của chúng ta, cần phải sử dụng, tiếp xúc nó 8 lần trở lên để tạo dấu ấn trên não bộ (đây là nghiên cứu khoa học đã được xác thực nhé). Đó chính là lý do tại sao ở các trung tâm ngoại ngữ, khi học từ vựng, các giáo viên luôn cho học viên lặp lại từ vựng đó nhiều lần, rồi sau đó cho làm bài tập về nhà, cuối cùng là buổi học sau ôn lại các từ vựng đó. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, tự khắc từ vựng đó sẽ trở thành kiến thức của bạn và sẽ khó quên.
Gus từng là trợ giảng của VUS (Anh Văn Hội Việt Mỹ) ở các lớp thiếu nhi, các thầy cô ở đó luôn có một công thức giảng dạy dựa theo quy tắc 8 lần ở trên như sau:
Nói mẫu (1 lần) + cả lớp lặp lại từ (2 lần) + cá nhân lặp lại từ (1 lần) + chơi trò chơi (1 lần) + làm bài tập trên lớp (1 lần) + làm bài tập về nhà (2 lần)
+ ôn lại ở buổi học sau (2 lần) = 10 lần lặp lại từ vựng.
Mà trẻ nhỏ thì ở giai đoạn này não bộ đang phát triển khu vực ngôn ngữ, nên việc học cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh là hoàn toàn có thể được đẩy mạnh.
Nhưng với thanh thiếu niên hay người lớn thì đâu có dễ như vậy, hàng tá công việc và chuyện cá nhân chi phối, thời gian nghỉ ngơi còn không có, huống chi dành thời gian đi học thêm tiếng Anh ở ngoài trung tâm cũng như ngồi ở nhà mở tập ra mà ôn từ vựng kiểu học thuộc và chép nhiều lần.
Mẹo nhỏ để ôn từ vựng một cách tự nhiên nhất mà Gus có thể chia sẻ được chính là:
1. Chuẩn bị một hộp bìa carton vừa, kích cỡ một nửa thùng mì ăn liền là được. Đặt hộp này ở những nơi bạn hay qua lại trong nhà.
2. Mỗi ngày, học được bao nhiêu từ vựng, ghi vào một mảnh giấy nhỏ. Một mặt ghi tiếng Anh, mặt còn lại ghi nghĩa tiếng Việt.
3. Sau đó, cứ mỗi cuối tuần, hoặc vài ngày trước khi thi, hãy bốc từng mảnh một ra, bốc tổng cộng 10 mảnh.
4. Xem một mặt và đoán mặt bên kia. Ví dụ: bốc ra thấy "Apple" thì phải biết bên kia là "Quả Táo", bốc ra thấy "Con Vịt" thì phải biết bên kia là "Duck"
5. Đối với những bạn muốn đẩy nhanh quá trình học, mỗi ngày hãy bốc hai tờ là tốt nhất. Bốc và đoán xong rồi vẫn bỏ lại vào hộp.
6. Đối với những bạn muốn nâng cao trình độ, hãy thay những từ vựng đơn lẻ thành những cụm từ. Ví dụ như "Take a bath" và "Đi tắm", "Break up with someone" và "Chia tay ai đó",...
Vậy là chúng ta đã chuẩn bị khá đầy đủ hành trang để có thể bắt đầu tiến bước trên con đường học tiếng Anh rồi đó, xuất phát thôi!
Comments
Post a Comment